TỪ MÁY ĐÁNH CHỮ LÊN MÁY VI TÍNH…

CHỈ KHÁC NHAU: ĐÁNH CHỮ SAI DỄ SỬA HƠN MÀ THÔI

Hồng Sinh

Hình minh họa (nguồn: internet)

Hình minh họa (nguồn: internet)

       Lâu lắm rồi mình mới gặp lại anh Nuôi – một thợ sửa chữa máy đánh chữ của những năm tám, chín mươi – trông anh tiều tụy hơn trước đây rất nhiều. Gặp nhau, hỏi thăm công việc của anh thế nào. Anh cười trả lời: Anh giải nghệ lâu rồi, cái thời buổi công nghệ thông tin này, còn đâu chỗ đứng cho cái nghề sửa chữa máy đánh chữ của anh…!

      Ừ nhỉ ! Nay thì ai còn dùng máy đánh chữ lọc cọc nữa, máy vi tính xâm nhập vào mọi ngóc ngách từ thành thị đến thôn quê, huống gì là các cơ quan, công sở. Đến như cơ quan mình nay cũng trang bị hàng mấy chục bộ máy vi tính. Phòng nào cũng có, ban ngành đoàn thể, bộ phận nào cũng có, gần như đều khắp.

       Ở đâu thì mình không biết, nhưng ở đơn vị cơ sở như cơ quan mình thì hiệu quả của cái hệ thống thông tin có kinh phí khủng so với một đơn vị nghèo này phát huy hiệu quả không cao lắm, đa số nó mới chỉ thay thế được cái máy đánh chữ lọc cọc và tờ báo giấy, đọc xong phải vuốt lại cẩn thận xếp ngay ngắn vào tủ mà thôi…

       Có chuyện như vậy, bởi lẽ, đội ngũ cán bộ đa số trưởng thành từ phong trào, không được đào tạo bài bản, đến chuyên môn còn chắp vá, huống chi trình độ tin học, ngoại ngữ. Có chăng chỉ được dăm bảy cán bộ trẻ, được đào tạo tin học cơ bản trong các nhà trường ra, hiện nay đang đảm nhận các nhiệm vụ chuyên môn, thì còn biết sử dụng tương đối thành thạo và khai thác hiệu quả máy vi tính, còn lại đa số là mù tịt, anh nào có chút hứng thú hay chăm chỉ mày mò thì cũng tập tẹ biết đánh chữ thay cho cái máy đánh chữ hoặc lên mạng xem tin tức. Nhưng khổ nỗi, cái số mù tịt này lại rơi vào đội ngũ cán bộ lớn tuổi, đang đảm nhiệm các chức danh lãnh đạo…! Thế mới chết…!

      Vì vậy, bên cạnh cái máy vi tính cũng có nhiều câu chuyện dở khóc, dở cười:

       Luôn lo lắng máy bị hỏng, hoặc bị virus xâm nhập:

       Do không có hiểu biết chuyên sâu về máy vi tính, nên các vị lãnh đạo rất lo lắng khi phải quản lý cả một khối tài sản khổng lồ như vậy, lúc nào cũng sợ máy bị hư, hỏng, hay kẻ nào đó cố tình phá hoại, đánh cắp dữ liệu (có gì mà cắp…!) nên giao trách nhiệm ràng buộc cho từng cá nhân rất rõ ràng. Bởi vậy, cán bộ nào cũng ôm khư khư cái máy của mình, nhất định không cho người khác đụng vào, dù họ có năn nỉ vì không có máy hoặc máy đang bị treo.

Tiếp tục đọc

PHÍ BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ

BÂT CẬP TỪ CÁI PHÂN KHỐI XE.

Hồng Sinh

10472091_632281036879705_303681727106590836_n

        Thi gian gn đây c thy my anh bn xe th dò mi đ bán my cái xe máy Trung Quc hin đang s dng. Mi đu mình tưởng vì phn đi vic Trung Quc h đt trái phép giàn khoan HD981 nên h ty chay hàng Trung Quc. Hi k mi biết nguyên nhân chính li là do cái vic thu phí bo trì đường b…???

       Ch là hai tháng nay phường đang trin khai Thu phí Bo trì đường b theo quy đnh ca B GTVT. Theo đó UBND tnh đã quy đnh:

      a. Loi có dung tích xy lanh đến 100 cm3 : 50.000 đng/năm

      b. Loi có dung tích xy lanh trên 100 cm3 : 120.000 đng/năm

    Như vy:

      – Các loi xe máy Trung Quc đu có mc đóng: 120.000 đ/năm vì đu có dung tích xi lanh t 110cm3 tr lên.

     – Xe máy do Nht và mt s nước khác sn xut: Wave, Dream, Win…vv (tr xe tay ga) đu ch đóng mc 50.000 đ/năm, vì dung tích xi lanh ca chúng là 97cm3.

       Ô…hô… cùng mt loi xe Ware mà hai mc đóng khác nhau, xe nhiu tin thì đóng ít, không có tin mua cái xe Trung Quc mưu sinh thì phi đóng cao hơn c gp đôi,…… thì h bán xe Trung Quc là phi, cn gì phi kêu gi ty chay…

       Tại sao không lấy mốc  70cc như các quy định khác có phải đỡ rắc rối hơn không ?

       Đúng là “các quan” đi xe hơi, ngi phòng máy lnh… ra quy đnh tri ơi…Chỉ có những người phải trực tiếp giải thích cho dân mới khổ…!!!!!???????

MÔ HÌNH CÁI TRỤ ĐIỆN

Hồng Sinh

10509534_631665423607933_3109961100975367252_n

        Sáng Café, kể chuyện đi làm thủ tục tạm trú, thằng bạn bảo:

            – Bây giờ sướng nhất là bọn công chức hành chính.

        Mình hỏi: – Tại sao ?. 

        Nó trả lời: – Bởi cơ cấu tổ chức của cơ quan hành chính theo mô hình trụ điện…

        Mình lơ ngơ… nó lại phán:

          – Ông cứ quan sát cái trụ điện, rồi về đi dạo một vòng cơ quan phường của ông, ông sẽ thấy, nhưng mà ông đừng nhìn vào thái độ cặm cụi bên chiếc máy vi tính mà hãy nhìn vào những tấm gương phía sau lưng họ…ông sẽ hiểu. Giám thị không giải thích gì thêm…

        Tò mò, mình về dạo một vòng, Thấy 4 nhân viên phòng “1 cửa” vẫn làm việc tất bật với công việc tiếp nhận giấy tờ… Dạo qua các phòng khác, thấy đại đa số là chăm chú vào cái máy vi tính…, nghe lời hắn, tìm một góc độ để có thể có được tấm gương sau lưng họ, thì ra trong đa số công chức có thái độ cặm cụi làm việc kia là đang làm việc với các trang báo mạng, chơi game, hoặc là facebook….

      Ngẫm nghĩ, thằng bạn thế mà thâm thúy: Người ta thiết kế cái trụ điện là để cho 4 cái dây điện chính kia tải điện đến cho dân, số còn lại là một đám ăn theo, có cái thì xài được, có cái không xài được, nhưng cái số không xài được vô tích sự kia vẫn không được dọn dẹp…

          Chỉ khổ cái trụ điện vẫn phải oằn lưng cõng… 

Tru điện - Hồng Sinh

 

LẮNG LÒNG VỚI NHỮNG CÂU THƠ CỦA ĐỨA TRẺ CÂM !

         Hồng Sinh

                Sáng nay, chợ Phú Tài có cái gì đó xôn xao…, nhiều người chuyền tay nhau những tờ giấy phô tô những bài thơ của ai đó…??! Thấy lạ, tìm hiểu mới biết: Hai ngày nay có một cậu thanh niên khoảng 17 tuổi, không biết từ đâu lưu lạc đến chợ này, cậu ta bị câm, nhưng biết đọc biết viết và đã viết những bài thơ rất cảm động, nhiều người vì thấy thương hoàn cảnh của cậu mà ra tay giúp đỡ…

Ảnh: photo Hồng Sinh

Cậu bé câm Lưu Thanh Bình sẵn sàng tạo dáng khi được chụp hình

          Theo thông tin mà cậu ta cho biết bằng cách ghi ra giấy, cậu tên là Lưu Thanh Bình, quê ở Bình Phước, nhà có hai anh em, cậu bị câm từ nhỏ, nhưng được gia đình cho theo học ở một lớp học tình thương và cậu đã học hết lớp 6 nên biết đọc biết viết. Cách đây mấy hôm trong lúc say rượu, cha cậu đã đánh mẹ và đạp đổ mâm cơm. Thấy vậy cậu bỏ nhà đi, cứ lên hết xe này bị đuổi xuống lại lên xe khác, cho tới khi lưu lạc đến chợ Phú Tài này. Mấy ngày nay, được bà con cưu mang, cho ăn, cho mặc, lại cho tiền cậu rất biết ơn…nên làm thơ gửi tặng. Theo cậu và số bà con tiểu thương cho biết, hiện nay mọi người kẻ ít người nhiều đã gom góp cho cậu có số tiền trên 1 triệu đồng để cậu mua vé xe về quê, nhưng cậu có yêu cầu mọi người giúp cậu mua một tấm vé về tận Bình Phước để nhà xe khỏi đuổi cậu xuống dọc đường…

Ảnh: Photo Đặng Trung Sinh

Vui vẻ trong vòng tay cưu mang của các tiểu thương tại chợ Phú Tài

          Vấn đề muốn nói ở đây là những bài viết của cậu bé câm trên các tờ giấy mà mọi người đang chuyền tay nhau…; Những câu chữ mộc mạc diễn tả suy nghĩ của cậu bé câm đối với hoàn cảnh của mình và tình cảm mà cậu dành cho cha mẹ, những lời nhắn nhủ của cậu với người cha say xỉn và người mẹ tần tảo của mình, cũng như những lời tri ân đối với những người đã cưu mang mình trong suốt thời gian qua… thực sự đã làm lay động lòng người…

          Khi tôi viết những dòng này, thì mọi người cho biết cậu bé đã được mọi người mua vé xe và đã ra tận nơi để cậu lên xe trở về quê…!

          Không biết câu chuyện về gia đình và bản thân của cậu bé câm thực hư thế nào…???, những cứ đọc những dòng suy nghĩ của cậu, chắc cũng làm ấm lòng những tấm lòng nhân ái, những người đã cưu mang cậu trong suốt mấy ngày qua… và có lẽ cũng là những lời cảnh tỉnh cho những ai đang tự mình đánh mất chính mình trong men rượu, làm cho tan nát gia đình, đẩy con thơ vào những hoàn cảnh mà đáng lẽ ra tuổi thơ các em không nên có…!

___________

          Các bài viết của cậu bé câm không có tựa đề mà được cậu đánh số thứ tự từ “Bài 1” đến “Bài 6”, xin đăng lên đây để mọi người chia sẻ.

Tiếp tục đọc

CẢM NHẬN VỀ BÀI THƠ “HÀ NỘI VÀ EM” CỦA PHAN HÒA

Hồng Sinh

images (29)

        Đọc hết 5 bài thơ của Phan Hòa đăng dự thi trên trang “Lời tỏ tình đầu tiên” của mạng xã hội facebook, tôi như lạc vào cả một miền ký ức của tình yêu, ở nơi đó luôn thấm đẫm nỗi nhớ nhung và đôi khi có cả nước mắt. Anh đã cho chúng ta trở lại với những kỷ niệm tình yêu thật đẹp, lúc thì bên bờ dương xanh biển sóng rì rào, khi thì nơi chốn phồn hoa đô thị với dáng liễu rũ bên hồ, hay bên những làng quê ngạt ngào hương đồng nội…nhưng đọc hết cả 5 bài thơ, điều đọng lại trong ta là một nỗi nhớ nhung xa cách, cái nhớ nhung đó nó cứ làm cho ta thấy day dứt, cái day dứt của bao lời thề hẹn rồi cũng phải chia tay…, Nhưng ở bài thơ “HÀ NỘI VÀ EM” thì lại hoàn toàn khác, cảnh chia tay ở đây nhẹ nhàng và sâu lắng, trong đó có sự nhớ nhung nhưng không hề nuối tiếc hay hờn trách…!

Mở đầu bài thơ tác giả đang ở một nơi nào đó thật xa đã đưa ta về với khung cảnh một Hà Nội thật nên thơ, cho ta bắt gặp ở nơi đó những cô gái dịu hiền với mái tóc dài tha thướt…

“Em đang ở nơi đâu? giữa chiều Hà Nội.

Ngắm cảnh Hồ Gươm? hay hóng gió sông Hồng?

Cho anh gửi nụ hôn vào dáng liễu,

Để tóc em dài, xỏa mượt một triền sông…”

Tiếp tục đọc

CHÙA LIÊN HOA – DỐC ÔNG PHẬT – P.BÙI THỊ XUÂN – TP.QUY NHƠN

Hồng Sinh

Chùa Liên Hoa.

Photo Đặng Trung Sinh (Hồng Sinh)

Ngắm Chùa Liên Hoa -Dốc Ông Phật từ trên cao qua Flycam

           Được biết, vào những năm 1960, dưới chế độ Sài Gòn, Phú Tài là khu vực đóng quân dày đặc của các lực lượng Quân đội Mỹ-Ngụy kéo dài từ ngã ba Phú Tài vào tới ngã tư Long Mỹ, nơi đây là căn cứ quân sự – hậu cần của chế độ cũ như: Trung tâm 1, Trung tâm 2, Trung tâm 3, Trại Đống Đa, Trại Ngọc Hồi (gồm Đại đội 215, 217, 219 của Liên đoàn 2 vận tải), Trại phục hồi Quân cụ của Tiểu đoàn Trâu Điên, Trại Công binh Con Thỏ, Trung tâm huấn luyện của Sư đoàn 22, Tiểu đoàn Hắc Hổ (Pắc Chung Hy)…vv, bên cạnh các khu quân sự là sự chen chúc, sầm uất của các khu gia binh, các khu phục vụ ăn chơi, giải trí… dân số của khu vực này vào những năm cao điểm đã lên tới trên 50.000 người.

          Khi đời sống kinh tế tăng cao đã kéo theo nhu cầu hưởng thụ và tín ngưỡng. Xuất phát từ tình hình đó, được sự hỗ trợ của lực lượng Quân đội chế độ cũ và một số mạnh thường quân trong vùng, chính quyền sở tại đã cho xây dựng một ngôi chùa trên khu đất tọa lạc trước trụ sở UBND xã Phước Thạnh (nay là UBND phường Bùi Thị Xuân) đối diện với Chợ Phú Tài, để nhân dân trong vùng làm nơi thờ tự, lễ Phật và cầu nguyện cho những người lính chết trận, ngôi Chùa được đặt tên là Chùa Liên Hoa.

          Sau năm 1975, vì là ngôi Chùa thuộc sự quản lý của quân đội Ngụy quyền nên Chùa Liên Hoa được liệt vào hàng chiến lợi phẩm quân sự, nên không có người chủ trì, ngôi chùa bị bỏ hoang tàn và đổ nát theo năm tháng, mặc dù được nhiều tu sĩ và các gia đình Phật tử yêu cầu được sửa sang, tu bổ nhưng đều không được chính quyền chấp nhận, cho đến tháng 9/2009 do ảnh hưởng của cơn bão Ketsana khi đổ bộ vào miền Trung, Chùa Liên Hoa gần như sập đổ hoàn toàn.

          Vào những năm 2000-2002, trước sức ép xin được tu bổ, tạo dựng lại ngôi Chùa của các Gia đình phật tử và nhu cầu mở rộng khuôn viên của UBND phường Bùi Thị Xuân, đồng thời xét thấy, nếu tu bổ, tạo dựng lại ngôi chùa trên khuôn viên nền đất cũ, nơi mà hiện tại dân cư đông đúc, khuôn viên hẹp sẽ không bảo đảm được tính thẩm mỹ và tôn nghiêm của Nhà Chùa. UBND Tỉnh Bình Định đã chấp thuận hoán đổi vị trí khuôn viên đất cũ giao cho UBND phường Bùi  Thị Xuân xây dựng làm khu sinh hoạt văn hóa cho nhân dân trong phường và chuyển Chùa Liên Hoa về vị trí mới tại đỉnh Dốc Ông Phật như bây giờ.

Photo Đặng Trung Sinh (Hồng Sinh)

Khu sinh hoạt văn hóa trước UBND phường Bùi Thị Xuân
Là khuôn viên nền đất cũ của Chùa Liên Hoa trước những năm 2000

Photo Đặng Trung Sinh (Hồng Sinh)

Nơi đây bây giờ vẫn còn lại cây Bồ Đề
Được cho là trồng vào năm 1964 khi khánh thành chùa Liên Hoa (cũ)

 Dốc Ông Phật.

Photo Đặng Trung Sinh (Hồng Sinh)

Phường Bùi Thị Xuân-Nhìn từ Dốc Ông Phật

          Không rõ từ bao giờ có địa danh Dốc Ông Phật, nhưng chắc chắn địa danh Dốc Ông Phật gắn liền với 2 ngôi tượng Phật Thích Ca và Phật Quan Âm được đặt trên đỉnh dốc.

          Dọc theo Quốc lộ 1.A từ Bắc vào Nam, Dốc Ông Phật nằm tại km 1234+ (QL1A) thuộc Khu vực 7-P.Bùi Thị Xuân-TP.Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định. Dốc Ông Phật ngắn và có độ dốc vừa phải, ít gây nguy hiểm cho các phương tiện giao thông. Nếu bạn đi từ Bắc vào Nam tới nửa dốc, bạn sẽ thấy phía bên tay phải là Tượng Phật Quan Âm, phía bên tay trái là tượng Phật Thích Ca, cả hai pho tượng đều có hướng nhìn ra phía Bắc. Trước đây, cả 2 pho tượng đều được đặt trần không có mái che, nên qua thời gian và chiến tranh, hai ngôi tượng bằng thạch cao đã bị hư hỏng nhiều. Vào khoảng năm 1996-1997, trước khi Chùa Liên Hoa được di dời đến đây, một số Phật tử và mạnh thường quân trong vùng đã quyên góp và tu bổ, tôn tạo lại 2 pho tượng trên với che theo kiểu Rồng Chầu như bây giờ. Khi Chùa Liên Hoa được di dời đến đây, ngôi Tượng Phật Thích Ca được lấy làm trung tâm để thiết kế, xây dựng Chùa Liên Hoa mới. Đứng trên dỉnh dốc Ông Phật hoặc tại Chùa Liên Hoa, bạn có thể phóng tầm mắt nhìn bao quát hết toàn bộ phường Bùi Thị Xuân, những hôm trời quang, mây tạnh tầm nhìn của bạn có thể vươn ra đến Ngã ba Phú Tài…

Photo Đặng Trung Sinh (Hồng Sinh)

Tượng Phật Quan Âm – trên đỉnh Dốc Ông Phật
Tượng nằm bên tay phải nếu bạn đi theo hướng từ Bắc vào Nam

hongsinh

Tượng Phật Thích Ca
Nằm ở trung tâm Chùa Liên Hoa

Một số hình ảnh về chùa Liên Hoa

Photo Đặng Trung Sinh (Hồng Sinh)

Tiếp tục đọc

NIỀM TIN – GIÁ TRỊ VĨNH HẰNG

120120114085

            Buổi sáng, trên xe buýt. Cụ bà bị lòa mò mẫm rút tờ 10.000đ trong gói tiền được bọc kỹ bằng một lớp giấy báo đưa cho anh nhân viên bán vé và nhận lại tiền thối. Không mảy may nghi ngờ, cụ gói lại tiền như ban đầu và nhét vào túi áo.

          Khi xe dừng ở trạm, cụ xách giỏ đứng lên. Anh nhân viên vội nắm lấy tay cụ dắt xuống xe, dẫn cụ qua đường và vẫy một chiếc xe ôm gần đó. Anh đỡ cụ ngồi lên xe rồi mới quay trở lại. Hành khách phải chờ đợi nhưng không một lời phàn nàn nào, chỉ có những ánh nhìn trìu mến dành cho anh nhân viên xe buýt.

            Buổi trưa, ở ngã tư đường Nguyễn Thị Minh Khai – Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Cô gái khiếm thị đứng bên góc đường, tay phải cầm tập vé số đưa ra phía trước mời khách, tay trái cầm chiếc nón cũng đưa ra trước để khách trả tiền. Đèn đỏ, một người đàn ông mặc áo xanh, đeo cà vạt dừng xe bên cạnh cô gái, ông rút một tờ vé số rồi trả tiền vào chiếc nón. Cô gái cúi đầu như muốn cảm ơn ông. Đèn xanh, ông chạy xe đi. Phía sau có một người khác dừng lại mua vé số cũng bằng cách ấy. Cô gái lại cúi đầu.

          Những cuộc mua – bán diễn ra trong lặng lẽ. Cô gái tin tưởng tuyệt đối vào những người khách đi đường như tin tưởng vào lòng tốt của con người. Chợt thấy cái nắng trưa chừng như không còn gay gắt nữa…

          Buổi chiều, trong công viên. Người thanh niên ngồi trên ghế đá gần khu vực dành cho những người đi bộ thể dục. Bên cạnh anh là chiếc gậy dò đường. “Mua vé số giúp giùm các anh chị ơi!”. Anh cứ mời như thế và chờ đợi.

          Có người dừng lại, rút một tờ vé số và dúi vào tay anh tờ giấy bạc 5.000đ. Một người khác, rồi một người khác nữa… Mỗi ngày, vòng tròn người tuần hoàn đi qua nơi anh ngồi và trong anh cũng tuần hoàn một niềm tin về lòng tốt. Anh đã sống với niềm tin ấy không biết đã qua mấy mùa xuân hạ thu đông…

            Giữa những lo toan và đua chen đời thường, chợt thấy lòng bình yên khi nhìn thấy niềm tin và lòng tốt của con người. Ta biết rằng trong cuộc sống này luôn tồn tại những giá trị vĩnh hằng…!

Bài viết này tìm thấy trên Fb của Hội những người thích đọc tin tức 24h

537357_549886938369739_159885165_n

6e84a9a1

Lợi ích của khiêu vũ với sức khỏe

Lợi ích của khiêu vũ với sức khỏe

Nguồngiadinh.net.vn

          Không chỉ đơn thuần là bài tập thể chất, khiêu vũ còn giúp tinh thần thêm sảng khoái và nhiều lợi ích khác.

 
Không chỉ đơn thuần là bài tập thể chất,
khiêu vũ còn giúp tinh thần thêm sảng khoái
và nhiều lợi ích khác.
          Hoạt động liên tục với bạn nhảy khoảng 15-20 phút, tốc độ nhanh chậm tùy ý, sẽ kích thích cơ tim co bóp nhanh hơn, tuần hoàn máu nhờ vậy cũng được “tăng tốc”, quá trình trao đổi và chuyển hóa các chất cũng được đẩy nhanh. Cơ thể sẽ nhanh chóng hấp thụ được các chất dinh dưỡng cần thiết, đào thải những chất dư thừa có hại.
 
          Thường xuyên khiêu vũ giúp các cơ tim thêm săn chắc, hiệu quả hơn trong quá trình tuần hoàn máu nuôi dưỡng toàn bộ cơ thể.

       Vận tốc hoạt động nhẹ nhàng, tinh thần sảng khoái (dù là một mình hay có bạn nhảy cùng) sẽ khiến cơ bắp của bạn thêm săn chắc, dẻo dai chứ không quá “cuồn cuộn” như những người tập thể hình.

          Đối với những phụ nữ gặp “trục trặc” về vấn đề khung xương chậu, hoặc có vòng hai quá khổ, tốt nhất nên tập múa bụng. Đó là “liệu pháp” để bạn lấy lại vòng hai eo thon và khỏe mạnh.

           Khiêu vũ là bài tập lý tưởng cho những xương chịu lực như: xương ống quyển, ống chân và xương đùi. Từ đó có tác dụng làm xương thêm chắc khỏe, ngăn ngừa loãng, xốp xương.  Tiếp tục đọc